Hanbiro - Co-Manage
Tạo dự án và theo dõi tiến độ của dự án
Do nhu cầu đa dạng của Doanh nghiệp trong công việc, ngoài menu Dự án ra thì Hanbiro còn hỗ trợ thêm một menu nữa là Co-manage (Đồng quản lý). Chức năng chính của nó vẫn là tạo dự án và theo dõi tiến độ, tuy nhiên sẽ chi tiết và nhiều tính năng đặc biệt hơn.
Đa dạng loại dự án: Kanban và Scrum
Mô hình Scrum
Là công cụ để thể hiện rõ các công việc. Bảng Kanban bao gồm các cột tương ứng với trạng thái của công việc và thẻ đại diện cho các nhiệm vụ. Mỗi công việc khi ở trạng thái nào thì được đặt ở cột tương ứng. Doanh nghiệp có thể dùng một bảng vật lý, tuy nhiên menu Co-manage sẽ hỗ trợ Kanban cho bạn.
Mô hình Kanban
Thẻ Kanban là một hình ảnh đại diện cho một hạng mục công việc. Được dịch từ tiếng Nhật, nó có nghĩa đen là thẻ (ban) trực quan (kan). Nó là yếu tố cốt lõi của hệ thống Kanban vì nó đại diện cho công việc đã được yêu cầu hoặc đang trong quá trình thực hiện. Thẻ Kanban chứa thông tin có giá trị về nhiệm vụ và trạng thái của nó, chẳng hạn như tóm tắt về nhiệm vụ, người chịu trách nhiệm, thời hạn,…
Dự án Kanban là gì?
Kanban là phương pháp Agile và nguồn gốc Kanban được phát triển vào cuối những năm 1940 bởi một kỹ sư người Nhật tên là Taiichi Ohno. Agile Kanban Framework tập trung vào việc trực quan hóa toàn bộ dự án trên các bảng nhằm tăng tính minh bạch.
Ưu điểm
Trưởng dự án và người tham gia dễ dàng theo dõi công việc theo từng tiến độ của Kanban: Backlog - In Progress - Done. Ví dụ: Các công việc của dự án sẽ nằm ở Backlog được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Mỗi khi một công việc bắt đầu, nó sẽ chuyển sang. In Progress, giúp nhóm nắm được là họ đang ở phần nào của dự án. Sau khi hoàn thành hết nhiệm vụ thì sẽ chuyển đến Done. Và cứ tiếp tục cho đến khi hết các mục tiêu công việc của dự án.
Do đặc tính của Dự án Kanban là các thành viên làm công việc độc lập nên nếu một người không hoàn thành tốt công việc của họ, thì nhóm có thể hỗ trợ và bổ sung kỹ năng cho nhau, đảm bảo các thành viên luôn được học hỏi và không chỉ tập trung vào một công việc, kỹ năng nhất định.
Nhược điểm
Vì các công việc được thực hiện độc lập nên khi tất cả công việc hoàn thành, không có nghĩa là dự án đó thành công. Trưởng dự án phải tăng cường theo dõi và kiểm tra hiệu suất làm việc của nhân viên.
Dự án Scrum là gì?
Scrum
Là một khung quản lý dự án được áp dụng rất rộng rãi, từ những dự án đơn giản với một nhóm phát triển nhỏ cho đến những dự án có yêu cầu rất phức tạp với hàng trăm người tham gia, và kể cả những dự án đòi hỏi khung thời gian cố định. Trong Scrum, công việc được thực hiện thông qua từng phân đoạn lặp liên tiếp nhau được gọi là Sprint.
Sprint
Sprint là đóng vai trò chính quan trọng trong dự án Scrum và là khoảng thời gian cố định mà Trưởng dự án và thành viên thực hiện công việc. Sprint thường được đóng khung thời gian không dài hơn 1 tháng và không ngắn hơn 1 tuần. Các Sprint có độ dài như nhau và diễn ra liên tiếp mà không bị gián đoạn. Sprint kết thúc khi thời gian đóng khung kết thúc, bất kể công việc trong đó đã được hoàn thành hết hay không.
Ưu điểm
Được sử dụng rộng rãi, áp dụng quản lý phần mềm phức tạp và phát triển sản phẩm, dùng lặp đi lặp lại và gia tăng. Giảm thời gian dành cho quản lý, tăng thời gian dành cho việc phát triển.
Nhược điểm
Do trong Dự án Scrum là các Sprint được thực hiện liên tiếp nên khi hủy một Sprint sẽ gây lãng phí thời gian, công sức do nhóm phải họp lại để lên kế hoạch cho một Sprint mới.