Quản lý

CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM – BÀI TOÁN NHÂN LỰC

Chuyển đổi số. Câu chuyện này có lẽ bạn đã nghe đi nghe lại nhiều lần trên báo đài, tạp chí, bản tin thời sự, internet…

Cũng là bài viết liên quan đến chuyển đổi số nhưng chúng tôi muốn nhìn nhận trên một góc nhìn khác của Việt Nam trong chặng đường chuyển đổi số hiện nay – Nhân lực.

2 năm sống trong đại dịch COVID-19, việc vacxin đang được phủ đầy đã đem lại những kết quả và hiệu quả rõ rệt cũng như những hi vọng về một ngày đại dịch sẽ chấm dứt, nhưng cuộc khủng hoảng này lại gây ra biết bao đau thương trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đại dịch đã thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, ăn uống và đi lại. Và Trạng thái bình thường mới đang lặp lại trong cuộc sống của chúng ta và sẽ diễn ra trong những năm tới mà chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Sau tất cả những cú sốc lớn, đại dịch, thảm hoạ, chiến tranh…sẽ mang đến những chuyển đổi sâu sắc với mỗi cá nhân và quốc gia.

Quay lại bài toán Chuyển đổi số của Việt Nam. Trong chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội được Đại hội Đảng lần thứ 13 thông qua vào tháng 2 năm 2021, Kinh tế số chính là một trong những động lục tăng trưởng cho Việt Nam trong thập kỉ tới, là yếu tố quan trọng cho phép thay đổi Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào 2045.

Đó sẽ là mục tiêu mà Việt Nam cần phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều, bởi nó không hề Đơn giản!

Theo ngân hàng Thế giới, với giả thiết các ngành công nghệ số tăng trưởng liên tục và đều đặn không dưới 10%/ năm thì lợi tức luỹ kế kinh tế sẽ đạt mục tiêu trên 200 tỷ USD từ 2021 đến 2045 tức là gần với GDP của Việt Nam hiện nay,

Việc sử dụng công nghệ số, máy tính, các công cụ CNTT, nền tảng và phần mềm từ CNTT sẽ trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy hoàn thành chỉ tiêu đó, bởi nó góp phần tăng năng suất các ngành kinh tế trong xã hội vì các nền kinh tế có sự liên kết qua lại, bổ sung, phụ trợ lẫn nhau.

Lợi ích này sẽ lớn hơn chi phí đầu tư bỏ ra để đạt được sự thành công đó, cũng theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần bỏ ra khoảng 35 tỷ USD trong gần 2 thập kỉ tới.

Mức độ của việc nền Kinh tế Việt Nam có thể hưởng lợi từ quá trình số hoá nhanh hay chậm, tần suất như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường lao động bởi các nguyên nhân sau:

Quá trình số hoá là quá trình làm mất và tạo ra các việc làm: Mất đi các công việc liên quan đến tay chân mà số hoá và các công cụ số hoá có thể thay thế. Tuy nhiên sẽ tạo ra các công việc mới trong những lĩnh vực cần có sự hỗ trợ tương tác giữa công nghệ và lao động có tay nghề. Ví dụ như sự phát triển các nghề nghiệp liên quan đến nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử, phân tích xử lý dữ liệu thu thập từ Interenet…

Theo thuyết hoàn hảo, nếu không có bất kì khó khăn hay rào cản nào, Việt Nam sẽ có thêm 10 triệu việc làm mới, tập trung vào các ngành nghề dịch vụ hiện đại, một số ít về lĩnh vực sản xuất. Và chúng ta hiểu rõ là thực tế không như mơ. Số lượng việc làm mới có tạo ra hay không còn phụ thuộc vào sự hạn chế của tay nghề nhân lực trong nước.

Nhân lực Việt Nam được đánh giá là chăm chỉ, cần cù, tích cực nhưng sự sáng tạo, thông minh chưa hẳn vượt qua các đối thủ khác trong khu vực. Để chuyển đối số hoá được tốt, nhân lực cần có những kĩ năng phù hợp để gia tăng tối đa hiệu quả thời gian đã tiết kiệm được khi sử dụng công nghệ, hay họ phải biết phân tích và sử dụng các nguồn dữ liệu đã phân tích và thu thập được.

Đáng tiếc là Việt Nam đang tụt hậu xa so với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực về các kỹ năng số hiện có (xem hình sau):

Nếu chúng ta giả định rằng Việt Nam sẽ tụt hậu do không đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động có tay nghề cao trong quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, nền kinh tế có thể mất tới 2 triệu việc làm vào năm 2045. Nói một cách thẳng thắn là theo giả thiết này, chuyển đổi số có khả năng dẫn đến việc công nghệ thay thế con người, làm giảm lợi ích chung của nền kinh tế và tạo ra sự bất bình đẳng lớn, từ đó có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy về kinh tế và xã hội.

Vâng, muốn thành công trong quá trình chuyển đổi số cần tập trung nguồn lực nâng cao kỹ năng số nhân lực.

Việt Nam có thể làm tốt việc nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng cho nhân lực nhưng trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Phòng ban nào? Hay sẽ là bài toán bỏ dở để việc chuyển đổi số sẽ là quá trình không mang lại nhiều hiệu quả như mong đợi?

Xem thêm sản phẩm về Công nghê nằm trong danh sách các phần mềm hỗ trợ chuyển đổi số tại hanbiro.vn